BỘ SƯU TẬP
KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỌC VÀ KHÔNG THỂ KHÔNG THỰC HIỆN
NGUYỄN NHƯ HẢI
ĐT: 0977 177 837
Email: haitcns@gmail.com
* TÀI SẢN LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỨC KHỎE VÀ TRÍ TUỆ
* HÃY ĐỂ THỨC ĂN THÀNH THUỐC & THUỐC THÀNH THỨC ĂN
* VẬN ĐỘNG: Có thể thay thế được bất cứ loại thuốc nào.
Nhưng...
BẤT KỲ LOẠI THUỐC NÀO: Cũng không thể thay thế được sự vận động.
... Rất nhiều người CHẾT không phải do Số mệnh hay Bệnh tật, mà chết chì sự Thiếu Hiểu Biết về giữ gìn Sức Khỏe.
* HÃY ĐỂ THỨC ĂN THÀNH THUỐC & THUỐC THÀNH THỨC ĂN
* VẬN ĐỘNG: Có thể thay thế được bất cứ loại thuốc nào.
Nhưng...
BẤT KỲ LOẠI THUỐC NÀO: Cũng không thể thay thế được sự vận động.
... Rất nhiều người CHẾT không phải do Số mệnh hay Bệnh tật, mà chết chì sự Thiếu Hiểu Biết về giữ gìn Sức Khỏe.
Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012
BÍ QUYẾT GIỮ GÌN SỨC KHỎE MÙA HÈ
Ngày hè nóng nực làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của chúng ta. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng này?
Các chuyên gia khí tượng học liên tục dự báo sự gia tăng nhiệt độ và các đợt nóng bùng phát. Khi không khí vượt quá 32 độ C thì cơ thể bắt đầu cảm thấy nóng. Sự nóng nực không những làm ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Mùa hè, sự trao đổi chất của con người bị đẩy nhanh hơn. Không phải ngẫu nhiên mà đây là mùa bùng phát của nhiều dịch bệnh liên quan đến tiêu hóa, đột quỵ do nhiệt và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao.
Bảo vệ tim
Mùa hè là mùa sinh lý học tim hoạt động mạnh nhất, mệt mỏi nhất. Khi dương dư thừa, lửa quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể dễ sinh ra khó chịu, tức giận, đồng thời cũng làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, làm phát sinh các bệnh khác nhau. Đó là phần nào nguyên do vì sao mùa hè thường tăng cao các bệnh nhân huyết áp cao, rối loạn nhịp tim.
Dưỡng tâm
Trước hết, để tránh quá nóng và quá lạnh, nên tránh đi bộ dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt (đặc biệt là lúc 12h trưa) dễ tăng tốc lưu lượng máu trong một thời gian ngắn, tăng gánh nặng cho tim và các mạch máu. Rất nhiều người để điều hòa không khí suốt đêm, xen kẽ giữa hai môi trường nóng và lạnh cũng sẽ tăng khả năng gây khó chịu cho tim.
Thứ hai, chúng ta nên chú ý ăn các thực phẩm nuôi dưỡng trái tim. Thời tiết nóng nực, uống các thức uống mát như nước sâm, nhãn... hay ăn cháo kê táo tàu là lựa chọn tốt. Ngoài ra, mùa hè nên hạn chế ăn các thực phẩm mặn, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng hay các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol khác.
Ăn thực phẩm đắng
Mùa hè nóng nực khiến cho khẩu vị bị thay đổi khá nhiều, đôi khi thấy vô vị, chán ăn. Vì thế sau đó chúng ta có xu hướng ép buộc bản thân phải ăn các thịt, cá để bổ sung, vô tình làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu cực. Trái lại, ăn các thực phẩm đắng lại đóng vai trò như các món khai vị.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm cay đắng có chứa các chất như alkaloid, axit amin, vitamin, khoáng chất và các chất khác cần thiết cho cơ thể, tốt cho thị lực, giải độc, hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm. Ăn đúng cách có thể kích thích tiêu hóa của dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, loại bỏ chứng mất vị giác mùa hè, khó tiêu, chán ăn và các rối loạn tiêu hóa khác.
Mùa hè, thực phẩm đắng tiêu biểu nhất là mướp đắng (khổ qua).
Ít giận dữ
Mùa hè khô và nóng, với sự tăng tốc của lưu thông máu khiến tâm trạng con người dễ biến động. Bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, kích động, tức giận, đôi khi khó chịu, mất ngủ ban đêm... Trong tâm lý học gọi là Nhiệt tình cảm, còn gọi là “Rối loạn tình cảm mùa hè”. Sự bất ổn định về cảm xúc này rất nguy hiểm cho người cao tuổi, dễ dẫn đến bệnh tim mạch và mạch máu não. Vì thế, duy trì tình cảm ổn định và rèn luyện khả năng chịu đựng là điều quan trọng.
Để duy trì sự ổn định của Tâm, bạn có thể thử nghiệm phương pháp khí công dưới đây. Tìm một công viên cây xanh hay một không gian thoáng mát, bạn đứng trên mặt đất, nhắm mắt lại, cánh tay rũ xuống tự nhiên, sau đó lấy một hơi thật sâu, từ từ hít vào bằng mũi, bắt đầu từ từ với vòng tay rộng mở. Bạn hãy tưởng tượng không khí đầy lồng ngực, khi đó từ từ thở ra thông qua mũi và bàn tay từ từ hạ xuống.
Bài tập thở cho phép cơ thể bạn tăng thêm sức sống và niềm vui, đặc biệt giúp loại bỏ tình trạng nóng bất ổn. Ngoài ra, ăn thức ăn tươi ngon, thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa, đặc biệt là dưa hấu, dưa chuột, đào và các loại trái cây, rau quả theo mùa khác. Đối với người cao tuổi, mùa hè nên cố gắng rèn luyện thói quen ngủ trưa. Thiếu ngủ cũng là một lý do quan trọng khiến cho người ta dễ cáu kỉnh.
Ăn thực phẩm tính hàn
Ăn thức ăn tính hàn cũng có vai trò tương tự như ăn thực phẩm đắng, chẳng hạn như hoa quả họ dưa, cà chua, rau diếp cần tây và các loại rau mát mẻ khác. Tuy nhiên, những người yếu chức năng tiêu hóa, mắc bệnh tiêu hóa, trẻ em và người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc tiêu thụ lượng thực phẩm đắng và thực phẩm tính phù hợp, tránh ăn quá nhiều dễ dẫn đến lạnh bụng và tiêu chảy.
Uống nước đủ
Thời tiết nóng khiến cơ thể có xu hướng đổ mồ hôi và có nhu cầu đòi hỏi nước phải được bổ sung kịp thời, đầy đủ. Trong mùa hè, có những khoảng thời gian cần đặc biệt chú ý bổ sung nước cho cơ thể: thức dậy, trước khi đi ngủ và tắm. Thông thường, tốt nhất là bạn nên có một chai nước sẵn trong tay để uống bất kỳ thời điểm nào. Một số người thích thức uống lạnh vào mùa hè, trên thực tế điều này không thể là dịu cơn khát của họ. Điều ngạc nhiên là vào những ngày nóng, trà nóng lại là thức uống thích hợp giúp thúc đẩy sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Mồ hôi bài tiết nhiều qua da nên làm giảm nhiệt độ bề mặt. Ngoài bổ sung nước ấm, bạn cũng có thêm rất nhiều lựa chọn khác như ăn các loại rau và trái cây lợi tiểu, chẳng hạn như dưa hấu, hạt sen...
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì bạn nên uống nước muối loãng thay vì uống nước đun sôi.
Đi bộ
Đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính thì thời tiết nóng không phù hợp để cơ thể thoát mồ hôi quá nhiều. Chuyển động chậm như đi bộ, thiền, Yoga là phù hợp nhất cho thời tiết này và chắc chắn sẽ giúp giảm chứng mất ngủ hiệu quả.
Người cao tuổi, đặc biệt là bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, mỗi ngày đi bộ chậm tốt nhất là trong 15-30 phút với khoảng 70-80 bước mỗi phút là thích hợp. Đi bộ một chút khi nghỉ ngơi ráo mồ hôi là thời điểm lý tưởng để ăn các loại thực phẩm ít chất béo và trái cây tươi cũng như bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể.
Bổ sung Kali
Thời tiết nóng khiến hàm lượng kali trong cơ thể dễ dàng bị hạ thấp, mồ hôi tiết ra nhiều càng khiến cho lượng natri và kali hao hụt nhanh chóng. Trong trường hợp hạ kali máu, bạn sẽ thấy bủn rủn chân tay, tim cũng hồi hộp, tức ngực, buồn nôn. Vì vậy, bổ sung Kali cũng là yếu tố cần thiết. Nguồn thực phẩm giàu Kali mà bạn có thể lựa chọn là thịt lợn nạc, hải sản, thịt bò, cải bắp, khoai tây, chuối...
Theo VTV.VN
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
RƯỢU HẢI MÃ
Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về sinh lý. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc ngâm rượu để bổ dương.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cá ngựa cũng rất tốt cho cả phụ nữ. Sau đây, xin giới thiệu một số cách sử dụng cá ngựa hiệu quả cho cả hai giới.
Ngâm theo cách sau sẽ có công dụng bổ thận tráng dương (mạnh sinh lý, kích thích sự giao hợp, kéo dài thời gian giao hợp), điều khí hoạt huyết:
* Dùng 50 gr hải mã, mổ bỏ nội tạng, sao vàng, giã nát, 20 gr nhân sâm, 20 gr lộc nhung, 20 gr dâm dương hoắc, cùng với 50 gr ba kích, 20 gr đỗ trọng, 20 gr câu kỷ tử, 30 gr long nhãn, 20 gr ngưu tất, 10 gr phá cố chỉ và 5 lít rượu gạo 40 độ.
* Tất cả đem ngâm chung trong 15 ngày. Cứ 5 ngày thì lắc bình rượu một lần để hoạt chất tan đều.
* Chiết lấy rượu thuốc, ép bã thuốc cho ra hết rượu, để 2 ngày cho lắng cặn, lọc lấy rượu cho vào bình thủy tinh, hoặc bình sành, sứ đậy kín để dùng từ từ (ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30 ml), trước bữa ăn), để chủ trị liệt dương, di tinh, thần kinh yếu... Nhưng, không dùng cho phụ nữ có thai.
NNH ST
RƯỢU TẮC KÈ
Tắc kè còn có tên gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học là Gekko gekko L họ tắc kè. Bạn đừng nhầm với con thằn lằn (thạch sùng). Nó dài hơn con thằn lằn, đầu, lưng, đuôi đều có vẩy nhỏ nhiều sắc màu từ xanh lá mạ đến xanh rêu. Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận qúi nhất. Nếu bạn bắt nó, nó có thể rụng đuôi rồi mọc lại.
Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông. Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết.
Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít.
Cách bào chế:
Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.
Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô.
Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, cho các vị thuốc đã nói ở trên vào,chôn dưới đất 100 ngày (bách nhật) để cân bằng âm dương rồi mới đào lên. Sau đó lọc bỏ bã, cho vào chai thủy tinh, đậy nút kín
Cách dùng:Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).
Rượu rắn (Tam xà tửu)
Dùng 3 con rắn ngâm rượu nên gọi là tam xà tửu. Rắn hổ mang còn gọi là hổ lửa, hổ phì. Nó có thể dài tới 2 mét, nọc của nó rật độc. Trên cổ có 2 điểm trắng giống như đeo kính nên còn gọi là rắn mắt kính. Rắn cạp nong có thân dài từ 1m7 đến 2 mét. Trên thân có từ 24-27 khoang màu đen và vàng xen kẽ. Rắn ráo còn gọi là hổ chuối. Trong tam xà thì con rắn ráo không độc.
Cách làm: rắn hổ mang 01 con, rắn cạp nong 01 con, rắn ráo 01 con + hà thủ ô đỏ 80g, Cẩu tích 80g, Kê huyết đằng 120 g, Ngũ gia bì 80g, Thiên niên kiện 80g, Trần bì 30g, đường 600g, Rượu nấu từ gạo 5 lít.
Cách chế biến cũng qua nhiều công đọan sử lý từng con rắn và từng vị thuốc. Đầu tiên ngâm các vị thuốc với rượu để chiết hết các chất trong 10 ngày. Lược bỏ bã. Rắn được chặt đầu, lột da tẩm gừng , rượu rồi sấy khô, tán bột mịn. Cho bột rắn vào trong rượu đã chiết các vị thuốc ngâm 100 ngày, lọc, ép hết rượu, bỏ bã. Hoặc để nguyên 3 con rắn làm sạch, chặt đầu trông sẽ "cụ thể" hơn. Đường nấu tan chảy đổ vào 5 lít nước hòa với rượu ở trên thành 10 lít. Cho vào bình thủy tinh đậy nút kín.
Uống tam xà tửu ngày 3 lần, mỗi lần 01 chén hạt mít, trước bữa ăn
Công dụng : Rượu tam xà tửu chữa tê thấp và đau nhức khớp xương, nhức gân, cơ, bán thân bất toại, chân tay đổ mồ hôi. Còn dùng cho người già yếu, lao động nhiều, đau nhức gân xương khi thời tiết thay đổi.
Lưu ý : Phụ nữ có thai không dùng.
Rượu rết:
- Con rết còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc, bách cước. Chúng sống ở dưới những khúc gỗ mục, các hòn đá, mái nhà mục nát.
Con rết có 2 chất độc gần giống nọc ong, có tính phá huyết.
Theo Đông y : con rết vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh can. Tác dụng khử phong, trấn kinh, giải độc rắn cắn. Dùng rượu rết bôi lên mụn nhọt có tác dụng tiêu nhọt, trừ viêm. Rượu rết xoa bóp khi bị đau nhức sẽ đỡ rất nhanh
BS LÊ THUÝ TƯƠI
Cách điều chế RƯỢU RẮN
Cách ghép bộ rắn để ngâm rượu
Tùy theo nguồn rắn ở từng vùng mà cách ghép bộ để ngâm rượu rắn có khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung thường có cách ghép như sau:
Bộ 3: 1 con hổ mang, 1 con cạp nong, mỗi con có thể trọng khoảng 500g, 1 con rắn ráo, có thể trọng khoảng 300g.
Bộ 5: Thêm vào bộ 3 hai con rắn khác, 1 con cạp nia, 1 con hổ trâu hoặc 1 con dọc dưa, mỗi con có thể trọng khoảng 500g.
Ở Nam Bộ thường dùng bộ 3 (tam xà tửu): 1 con hổ lửa, 1 con mai gầm, 1 con hổ đất. Bộ 5 (ngũ xà tửu): thêm vào bộ 3 trên 1 con hổ bành (hổ mang) và 1 con hổ hèo (hổ trâu). Bộ 10 (thập xà tửu): từ bộ 5, thêm 5 con rắn khác: 1 con rắn lục, 1 con rắn bông súng, 1 con rắn ri cá, 1 con ri ròi, 1 con rắn bồng.
Cách chế biến rắn:
Trước khi chế biến rắn, không để nọc rắn gây nguy hiểm đến tính mạng của người trực tiếp chế biến và người sử dụng, không để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh.
Trước hết, chọn 3 con của các loại rắn khỏe mạnh, còn mật (theo cách ghép bộ 3 của miền Bắc), vì mật rắn có ý nghĩa rất lớn trong rượu. Nhiều khi người ta đã chích lấy mật trước, vì mỗi loại rắn có vị trí túi mật tương đối ổn định so với chiều dài thân, do đó cần lưu ý vấn đề này. Rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa ít rượu 35 - 40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 - 40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.
Rượu rắn.
Ngâm rắn tươi
Cho rắn đã xử lý vào một lọ thủy tinh có dung tích thích hợp. Đổ ngập rượu 60-70%. Đậy kín lọ. Ngâm trong 3 tháng. Có thể hạ thổ để giữ cho nhiệt độ ngâm ổn định. Sau khi chiết rượu ngâm lần 1, có thể tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau chỉ cần rượu có nồng độ 35 - 40o, và thời gian ngâm cũng ít hơn, thường là 30 - 20 ngày. Có nơi tiến hành ngâm rượu rắn tới hàng năm. Gộp dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu.
Ngâm rắn khô
Rắn đã được chế như trên, bỏ phần đầu, nơi có hai túi nọc độc, chặt thành từng khúc dài 5-7cm, có thể tẩm thêm dịch gừng tươi, để cho se, rồi nướng trên bếp than qua một vỉ sắt cho tới màu vàng và mùi thơm. Cũng có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng trên 70oC tới khô. Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh có dung tích thích hợp, đổ rượu 35 - 40o ngập rắn. Ngâm lần đầu 30 ngày, sau đó tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau thời gian ngâm ngắn hơn, thường là 20 - 15 ngày. Cũng có thể sau khi có rắn khô, đem giã thành bột thô, cho vào túi vải, rồi ngâm như trên.
Đồng thời với việc ngâm rượu rắn, tiến hành ngâm rượu các vị thuốc đã được chế biến: hà thủ ô đỏ, ngũ gia bì hương, thiên niên kiện, mỗi vị 80g; cẩu tích 50g; kê huyết đằng 120g; tiểu hồi, trần bì, mỗi vị 30g. Dùng rượu 35 - 40% với tỷ lệ một phần thuốc, 5 - 8 phần rượu. Số ngày ngâm có thể ít hơn ngâm rắn. Lần 1 ngâm 30 ngày, lần 2-3 ngâm từ 20 - 15 ngày. Gộp rượu thuốc của các lần ngâm lại để pha chế với rượu rắn.
Sau khi đã chuẩn bị rượu của hai phần như trên, pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu rắn, một phần rượu thuốc), hoặc 1 : 2. Đem rượu rắn rót từ từ vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị kết tủa. Đồng thời, đem rượu các mật rắn đã được ngâm riêng từ khi chế biến trộn đều với rượu thành phẩm. Thêm 500g đường trắng, quấy đều cho tan. Thêm rượu có nồng độ 35 - 40o cho đủ 10 lít rượu thành phẩm. Rượu rắn có màu nâu thẫm, mùi thơm vị đậm hơi ngọt. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng rượu rắn cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống rượu rắn như một thứ rượu thực phẩm khác.
Rắn theo quan điểm của YHCT
Theo YHCT thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Chia sẻ:
RƯƠU RẮN - ngâm thế nào ???
Mùa thu đông là mùa bắt rắn làm thuốc vì mùa đó rắn rất béo khỏe. Người ta rủ nhau ăn các món nấu từ rắn cũng vào mùa này. Hơn thế nữa đó là mùa cơ xương khớp của người ta cũng đau nhức hơn.
Rượu rắn chủ yếu dùng để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp
Như vậy đó cũng là mùa rượu rắn phát huy tác dụng chữa bệnh tương đối đặc hiệu của mình trên phần đốc mạch nhất là phần dưới của xương sống. Vậy chế biến rượu rắn như thế nào cho hiệu quả?
Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng chủ yếu để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp.
Dùng rắn gì để ngâm?
Có người cho rằng càng độc càng tốt. Có người lại khuyên không nên quá độc như rắn cạp nia.
Bộ rắn nào hay được dùng nhất?
Đó phải là có bộ ba: Hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên – Nhân – Địa.
Ngâm rượu với rắn khô hay tươi?
Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn, trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả hơn và phần nào an toàn hơn. Rắn khô khi được chắt khúc sấy khô cả khúc hay tán bột.
Lấy phần nào của rắn để ngâm?
Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Về đuôi có người bỏ 10cm cuối. Có người lại ca tụng phần đuôi (tất nhiên là khi lấy dài hơn 10cm) vì đó là phần tập trung tinh lực của cả con rắn. Nhờ có đuôi, con rắn mới hoạt động linh hoạt và gồng cả mình lên để tấn công kẻ thù.
Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu:
- Làm sạch rắn thường người ta chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước nước lã nhất là khi đã mổ ra rồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.
- Công thức rượu rắn được phối ngũ hai phần chính. Rắn là phong dược phải kèm theo các vị huyết dược (Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ…) vì Đông y quan niệm “Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt”. Một số cơ sở muốn “tinh giản” công thức để hiện đại hóa rượu rắn đã cắt bớt phần huyết dược gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.
Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dần như trần bì (vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện…).
Rượu rắn - ngâm thế nào cho đúng?, Sức khỏe, ruou ran, ngam ruou ran, thuoc ruou ran, thit ran, con ran
Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, nhưng không nên lạm dụng
Dùng rượu nào để ngâm?
Tốt nhất là “rượu trắng quốc doanh” như cồn dược dụng. Nếu dùng “quốc lủi” thì phải nấu cho chuẩn, không nên lấy phần cuối vì phần đó nhiều chất độc như aldehyt, fur-furol. Để ngâm rắn cũng như các động vật khác (tắc kè, nhung, hải mã…) phải dùng rượu cao độ từ 40 độ trở lên thì mới tránh được tủa. Nhưng với độ cồn cao cũng dễ gây nguy hiểm. Tất cả các loại rượu thuốc đều có độ độc được quyết định bở độ cồn. Độ cồn càng cao càng độc.
Ngâm chung hay riêng?
Có người ngâm chung rắn với thuốc, mục đích tương tác giữa chúng. Có người ngâm riêng. Chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, thường là hàng tuần vào ngày chủ nhật.
Rượu rắn ngâm bao lâu thì dùng được?
Có người nói sau 1 tháng. Nhưng một số có tập quán ngâm 3 tháng 10 ngày (100 ngày - bách nhật) bằng cách hạ thổ thì mới tốt.
Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, tuy nhiên không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.
NNH ST
Rượu rắn chủ yếu dùng để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp
Như vậy đó cũng là mùa rượu rắn phát huy tác dụng chữa bệnh tương đối đặc hiệu của mình trên phần đốc mạch nhất là phần dưới của xương sống. Vậy chế biến rượu rắn như thế nào cho hiệu quả?
Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng chủ yếu để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp.
Dùng rắn gì để ngâm?
Có người cho rằng càng độc càng tốt. Có người lại khuyên không nên quá độc như rắn cạp nia.
Bộ rắn nào hay được dùng nhất?
Đó phải là có bộ ba: Hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên – Nhân – Địa.
Ngâm rượu với rắn khô hay tươi?
Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn, trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả hơn và phần nào an toàn hơn. Rắn khô khi được chắt khúc sấy khô cả khúc hay tán bột.
Lấy phần nào của rắn để ngâm?
Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Về đuôi có người bỏ 10cm cuối. Có người lại ca tụng phần đuôi (tất nhiên là khi lấy dài hơn 10cm) vì đó là phần tập trung tinh lực của cả con rắn. Nhờ có đuôi, con rắn mới hoạt động linh hoạt và gồng cả mình lên để tấn công kẻ thù.
Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu:
- Làm sạch rắn thường người ta chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước nước lã nhất là khi đã mổ ra rồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.
- Công thức rượu rắn được phối ngũ hai phần chính. Rắn là phong dược phải kèm theo các vị huyết dược (Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ…) vì Đông y quan niệm “Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt”. Một số cơ sở muốn “tinh giản” công thức để hiện đại hóa rượu rắn đã cắt bớt phần huyết dược gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.
Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dần như trần bì (vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện…).
Rượu rắn - ngâm thế nào cho đúng?, Sức khỏe, ruou ran, ngam ruou ran, thuoc ruou ran, thit ran, con ran
Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, nhưng không nên lạm dụng
Dùng rượu nào để ngâm?
Tốt nhất là “rượu trắng quốc doanh” như cồn dược dụng. Nếu dùng “quốc lủi” thì phải nấu cho chuẩn, không nên lấy phần cuối vì phần đó nhiều chất độc như aldehyt, fur-furol. Để ngâm rắn cũng như các động vật khác (tắc kè, nhung, hải mã…) phải dùng rượu cao độ từ 40 độ trở lên thì mới tránh được tủa. Nhưng với độ cồn cao cũng dễ gây nguy hiểm. Tất cả các loại rượu thuốc đều có độ độc được quyết định bở độ cồn. Độ cồn càng cao càng độc.
Ngâm chung hay riêng?
Có người ngâm chung rắn với thuốc, mục đích tương tác giữa chúng. Có người ngâm riêng. Chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, thường là hàng tuần vào ngày chủ nhật.
Rượu rắn ngâm bao lâu thì dùng được?
Có người nói sau 1 tháng. Nhưng một số có tập quán ngâm 3 tháng 10 ngày (100 ngày - bách nhật) bằng cách hạ thổ thì mới tốt.
Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, tuy nhiên không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.
NNH ST
Thế nào là người Đàn Ông Khỏe Mạnh
Tiêu chí đặc trưng
Riêng quan niệm của y học cổ truyền xem người đàn ông khỏe mạnh thể hiện qua việc thỏa mãn 8 tiêu chuẩn theo quan điểm của các nhà nghiên cứu về nam tính học của Trung Quốc, đó là: lực mạnh khí đủ, không dễ bị cảm mạo - theo Đông y, đó là thể hiện dương khí của tỳ và phế vượng thịnh, dương khí sung túc thì tà khí (mầm bệnh) khó có thể mà xâm hại cơ thể của người đàn ông ấy để gây nên cảm mạo; thận khỏe, răng chắc, lưng và chân lanh lợi - theo Đông y, thận là gốc của tiên thiên, chứa tinh và chủ về xương cốt, răng là phần thừa của cốt, lưng là phủ của thận; mắt tinh, tai thính, da tóc mềm và sáng - y học cổ truyền cho rằng, mắt thuộc can, tai thuộc thận, da thuộc phế..., các bộ phận này tinh tường, tươi tốt điều đó chứng tỏ các tạng phủ tương ứng cũng khỏe mạnh; hơi thở điều hòa, tiếng nói to, vang.
Sách xưa viết: "Hô xuất tâm dữ phế, hấp nhập can dữ thận", hơi thở cũng có mối quan hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng, và bởi vậy cũng là một tiêu chí của sức khỏe; ăn uống tiêu hóa bình thường, đại tiểu tiện thông thoáng - theo Đông y, tiêu chí này chủ yếu phản ánh công năng mạnh khỏe của tỳ và thận; không quá béo không quá gầy, mạch đều và hòa hoãn có lực - mạch phản ánh trạng thái vận hành của khí huyết trong cơ thể. Mạch khoan thai, đều đặn và mềm mại là một trong những tiêu chí trọng yếu của sức khỏe; tinh thần ổn định cân bằng, có trí nhớ tốt; có đời sống tình dục điều độ và khỏe mạnh, sau những lần sinh hoạt tình dục người luôn thấy thoải mái, không bị mệt mỏi - đây là tiêu chí có tính chất đặc trưng nhất cho một người đàn ông khỏe mạnh...
Ths. Hoàng Khánh Toàn
Như thế nào là ngườu Mạnh Khỏe.
Một số thống kê đủ để đem lại nỗi bàng hoàng: cứ 5 người thì có một mắc chứng tăng huyết áp và 20% số dân phương Tây mắc chứng béo phì; còn châu Á, tỷ lệ này là 10%; 4% dân số thế giới mắc chứng đái đường. Những con số bệnh tật còn dài... Nếu chỉ căn cứ vào đó, khó có ai có thể đạt danh hiệu “người mạnh khỏe”! Thế nhưng, 85% trong số chúng ta đều tự coi là mạnh khỏe. Những người có định nghĩa sức khỏe qua 3 từ “RAS”. Cảm thấy khỏe mạnh, trước hết là cơ thể yên lặng, không báo hiệu - một trạng thái mà người ta không quan tâm đến cho tới khi nó thay đổi. Một cuộc điều tra mới đây cho thấy: Đối với đại đa số chúng ta, khỏe mạnh trước hết là cảm thấy vui sống và làm tốt những điều mình muốn. Nói một cách khác, đó là sự sung sướng và tự chủ.
Nhưng hạnh phúc và tự do không dễ dàng định lượng được. Viện hàn lâm y học của nhiều nước đã định nghĩa sức khỏe bằng các con số: Sức khỏe là một loạt các con số: 37oC, nhịp tim từ 60 đến 80 lần/phút, tỷ lệ đường là 1 gam/lít máu... Xác định những giá trị giới hạn như thế, có nghĩa là các Viện hàn lâm y học đã giới hạn nhựng động ứng phải theo và phải bài trừ để sức khỏe luôn ở trong chuẩn mực. Francois Laplantine, tác giả cuốn Nhân loại học với bệnh tật, đã hóm hỉnh ghi nhận: “Người tuân theo những chỉ dẫn điểu trị của thầy thuốc, áp dụng trung thành những đơn thuốc, theo đúng từng ly, từng tý tinh thần phòng bệnh - cập nhật sổ sức khỏe, sổ tiêm chủng, đều đặn chịu khó khám sức khỏe, không hút thuốc, không uống rượu, không ăn mỡ và chất có đường, chịu tập thể dục - sẽ đảm bảo tránh được các bệnh tật trừng phạt và đặc biệt tránh được những đòn trừng phạt thời hiện đại là chứng đau tim và ung thư... và xứng đáng hưởng thọ lâu dài”
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Về trọng lượng Để xác định trọng lượng bình thường của một người, các nhà ng¬hiên cứu đã tính toán chỉ số khối lượng cơ thể (IMC) bằng cách chia trọng lượng (kg) cho bình phương của tầm vóc (mét). Trọng lượng là bình thường khi IMC nằm trong khoảng từ 18,5 đến 25. Dưới mức đó, bạn được coi như “quá gầy”. Không sao cả, trừ phi đó là hiện tượng gầy đột ngột. Với IMC cao hơn 25, bạn đã thừa một vài kg; nhưng nếu bạn không bị chứng đái tháo đường hay huyết áp cao thì sức khỏe của bạn vẫn chưa bị đe dọa. Khi IMC từ 30 trở lên mới có thể nói đến chứng béo phì. Chính từ đây gây ra những biến cố tim mạch và đái tháo đường.
Tuy nhiên những giá trị đó còn biến đổi, bởi vì con người có những dáng vẻ tròn trĩnh khác nhau. Một số người mập mạp tập trung lượng mỡ dự trữ của họ ở phía trên thắt lưng và đó là chứng béo phì của người lười vận động; một số người khác tập tung số dư thừa giữa vùng thắt lưng và đầu gối, đó là chứng béo phì sản phụ. Trọng lượng thừa càng tập trung ở phần trên cơ thể, thì nguy cơ về bệnh tim mạch càng lớn.
Để biết được dạng béo phì, người ta chia vòng thắt lưng với vòng háng. Tỷ số đạt được phải dưới 0,8 đối với phụ nữ và 0,9 đối với đàn ông.
Máu: hàng chục chỉ báo trong 1ml
Số hồng cầu hay tỷ lệ đường trong máu là một vài thông số cho thấy sự ổn định sức khỏe đáng kể. Mọi biến đổi quan trọng đều báo hiệu sự rối loạn công thức về máu:
- Trong 1mm3 máu có từ 4 đến 5,5 triệu hồng cầu.
- Độ tập trung huyết cầu tố trong 100ml máu phải cao hơn 12g ở phụ nữ và 13g ở đàn ông.
- Thể tích huyết cầu là tỷ số giữa khối lượng hồng cầu choán giữ với tổng khối lượng của máu. Tỷ số này phải dưới 0,47 ở phụ nữ và 0,54 ở đàn ông. Sự sụt giảm những tỷ lệ đó có thể do chứng thiếu máu gây ra.
- 1mm3 máu chứa từ 4.000 đến 10.000 bạch cầu, nhiều loại lẫn lộn. Những tế bào đó đóng một vai trò cơ bản trong việc bảo vệ cơ thể. Đà tăng tỷ lệ của chúng thường báo hiệu sự nhiễm vi khuẩn hay virus.
- Trong 1mm3 máu, có 150.000 đến 450.000 tiểu cầu. Chúng tổ chức sự đông máu. Số lượng tiểu cầu có thể giảm đi trong trường hợp tủy sống bị tổn thương (tủy sống là nơi chúng được tạo ra) hay khi uống phải thuốc độc hại.
Chứng máu thừa glucose:
Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi độ tập trung glu¬cose trong máu giảm đi, thì não là bộ phận đầu tiên bị tổn thất. Chuẩn mực của nó khi chưa ăn uống nằm giữa 0,8 và 1 gg/lít. Dưới biên độ đó, có thể dẫn tới tình trạng bất tỉnh nhân sự. Còn trên biên độ đó, cơ thể con người sẽ mắc chứng đái tháo đường.
Cholestérol:
Đó là một phần hợp thành của mỡ: 30% do thức ăn đóng góp, còn lại do gan tổng hợp và điều chỉnh mức sinh sản khi cần thiết. Nếu vượt quá 2,5g/ lít, cholestérol sẽ đóng cặn trong các động mạch, cứng lại và cuối cùng làm tắc động mạch. Đó là chứng xơ vữa động mạch - nguồn gốc của nhiều tai biến: Nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, viêm động mạch các chi dưới...
Huyết áp:
ở người lớn, áp lực động mạch bình thường không thể vượt quá 9mm3 thủy ngân ở mức tối thiểu và 14mm3 ở mức tối đa. Từ 14 đến 16 và từ 9 - 9,5, thường dẫn đến chứng tăng huyết áp có giới hạn, cần theo dõi. Ngoài giới hạn đó, chính là chứng tăng huyết áp thật sự. Và nó sẽ tăng theo tuổi tác. Nếu là huyết áp giảm, đó là bằng chứng của sự sống lâu. Nhưng đó không phải là trường hợp huyết áp cao: một yếu tố gây nên những biến cố về tim mạch, mạch máu não cũng như suy thận. Theo thời gian, chứng huyết áp cao phá hoại ngầm mà ít để lộ các triệu chứng. Tuy nhiên, trước khi chẩn đoán là huyết áp cao, cần phải đảm bảo rằng áp lực động mạch tăng cao thường xuyên. Bởi vì những biến đổi quan trọng có thể xảy ra trong nhiều trường hợp: stress, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê, rượu...
Nước tiểu:
Nước tiểu là sản phẩm do thận lọc từ máu. Chất lỏng đó tập trung tất cả những độc tố và chất thải mà cơ thể cần loại bỏ: urée, créatine, muối khoáng, axide urique. Nhưng nước tiểu của người mạnh khỏe phải có chất đường hay protéine.Tuy nhiên, cần biết rằng: Dù có kiểm tra sức khỏe toàn diện đi nữa, cũng không ai có thể đảm bảo 100% là mình không có bệnh. Vẫn có thể đau tim với một tỷ lệ cholestérol bình thường. Người ta có thể mất một chân hay mù mắt, nhưng vẫn cho là mình khỏe mạnh, bởi vì họ sung sướng và tự do...
NNH ST
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
6 BÍ QUYÊT sống khỏe của người Nhật
Chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh là bí quyết giúp người dân Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh cũng là bí quyết giúp người dân ở đất nước này sở hữu kỷ lục đó.
Theo các nhà khoa học thuộc hội Dinh dưỡng Tokyo (Nhật), bí quyết sống khoẻ của người Nhật là sự tổng hoà của nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, khí hậu, lối sống, vận động thể lực và cuộc sống tinh thần ổn định. Một yếu tố quan trọng khác là tâm trí thảnh thơi, không bị căng thẳng trước cuộc sống hàng ngày.
Trong cuốn Cẩm nang sống khoẻ của người Nhật do hội này xuất bản đã trích giới thiệu một số động tác dưỡng sinh để mọi người thực hành hàng ngày. Động tác tuy đơn giản nhưng hiệu quả thì rất kỳ diệu, nếu thường xuyên tập luyện.
Ngủ dậy nên uống một cốc nước
Khi ngủ các cơ phận của con người ít hoạt động hay hoạt động chậm lại, chức năng cũng giảm đi nhiều. Khi ngủ dậy buổi sáng, cơ thể đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nước được uống vào lúc này sẽ được dạ dày hấp thụ một cách trọn vẹn và đầy đủ, truyền vào máu để cung cấp đủ chất dịch cho hoạt động cơ thể.
Trước khi dùng trà buổi sáng cũng nên uống một ly nước lạnh. Nước uống nên pha thêm vào một chút muối và nên là nước sôi để nguội. Có thể bắt đầu uống 250ml, sau tăng lên từ 500 – 1.000ml.
Xoa mặt và cổ
Dùng khăn mặt nhúng vào nước lạnh (mùa hè) hay nước ấm (mùa đông) để tuần tự kỳ cọ, xát mạnh vào những cơ phận trên mặt và trên cổ, cho đến khi da ửng đỏ lên. Thời gian trong khoảng từ ba đến năm phút. Xoa bóp cổ có thể kích thích tuyến giáp trạng, thúc đẩy kích thích tố. Xoa bóp mặt cải thiện tuần hoàn máu huyết, giảm các vết nhăn trên da mặt.
Tẩm quất đầu và cổ
Nắm tay thành quả đấm tẩm vào trán 50 cái, cổ 50 cái sẽ giúp não bộ hoạt động minh mẫn hơn.
Tắm nước lạnh, tắm nước ấm
Khi tắm, trước tiên dùng xà phòng xoa thành bọt, sau đó chà xát và xối nước lạnh. Người nam xối từ bụng đến tinh hoàn. Người nữ xối từ bụng xuống âm hộ. Xối lạnh bộ phận đó mục đích là kích thích hoạt động cơ năng này được tốt. Nếu mỗi ngày tắm xối hai hay ba lần thì hiệu quả rất cao.
Ấn đùi non
Khi tắm dùng ngón cái ấn đùi non khoảng 50 cái. Khi mệt sẽ cảm thấy hơi đau nhưng ấn mười mấy cái là hết đau. Phương pháp này không những giúp loại trừ mệt nhọc ở đôi chân, mà còn có thể tăng cường ham muốn tình dục.
Ấn bụng
Trước khi ngủ, đan ngón tay vào nhau, dùng lòng bàn tay (trừ hai ngón cái) ấn lên bụng, đặc biệt vùng chung quanh rốn, ấn lên bụng non. Làm từ trên xuống, mỗi tối khoảng từ 5 đến 10 lần. Phương pháp này làm khoẻ nội tạng, có tác dụng nâng cao chức năng dạ dày. Người yếu dạ dày có thể làm thêm mấy lần.
NNH ST
Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012
Thế Nào Là Cơ Thể KHỎE MẠNH
Bạn đã biết rất nhiều dấu hiệu chỉ báo bệnh tật. Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn khỏe mạnh?
Nước tiểu nhạt màu
Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt chứ không phải màu vàng đậm, chứng tỏ lượng nước trong cơ thể đầy đủ, thận mạnh khỏe.
Nếu nước tiểu không có màu chứng tỏ lượng nước trong cơ thể quá nhiều, điều này sẽ làm cho cơ thể mất đi thành phần muối và chất điện giải quan trọng.
Đại tiện bình thường
Mặc dù màu sắc, hình dạng của phân khác nhau nhưng nhất định không kèm theo máu, không cứng hay lỏng quá.
Nếu đại tiện có quy luật, đúng giờ, thông suốt chứng tỏ thức ăn dung nạp vào cơ thể có đầy đủ chất xơ, hệ thống tiêu hóa chuyển hóa rất tốt.
Giữ thể trọng ổn định
Ngoài những người quá béo hay quá gầy, thể trọng là tiêu chí quan trọng để đo lường sức khỏe. Nếu thể trọng phát sinh thay đổi quá lớn, bất luận là tăng cân hay là giảm cân thì cũng đều nên đi tư vấn bác sỹ.
Vết thương phục hồi nhanh
Nếu miệng vết thương bé, bị tổn thương nhẹ cần thời gian dài mới khỏi, hoặc do áp lực nhẹ gây ra các vết ở da khó giải quyết, lúc đó chúng ta cần phải đi khám bác sỹ rồi.
Nếu vết thương rất dễ lành, chứng tỏ khả năng máu ngưng tụ, khả tăng diệt khuẩn của tế bào trắng và cả tình trạng sức khỏe của huyết quản đều rất tốt.
Tóc và móng tay không biến dạng
Làn da bao gồm cả tóc và móng tay và đây chính là “đèn tín hiệu” của tình trạng thiếu hụt vitamin. Độ cứng không đủ dễ làm cong và gãy móng tay, tóc mà bị rụng rất nhiều thì cũng nên đi khám bác sỹ tìm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên tóc xoăn, tóc rối thông thường không liên quan đến sức khỏe.
( NỮ)Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Triệu chứng kinh nguyệt bình thường là tiêu chí mạnh khỏe của hệ thống sinh dục. Nếu khi “đèn đỏ” phải chịu đựng đau đớn, chu kỳ không có luy luật, không đều đặn, thời gian “đèn đỏ” quá dài, kinh nguyệt quá nhiều… thì đều cần phải đi tư vấn bác sỹ.
Ngủ ngon
Rất nhiều người ngủ không đủ, thỉnh thoảng lại mất ngủ, điều này khá bình thường. Nhưng không bị mồ hôi trộm làm thức giấc lúc giữa đêm, không bị cảm giác thèm đi vệ sinh làm phiền, sau khi ngủ dậy cảm thấy rất thoải mái, điều này chứng tỏ chất lượng giấc ngủ rất tốt.
NNH ST
10 BÍ QUYẾT CÓ CƠ THỂ KHỎE MẠNH
Sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng nghĩ vậy, làm thế nào để có được sức khỏe sung mãn thì ai cũng muốn thế. Xin giới thiệu những bí quyết dễ thực hiện.
1. Vận động:
Vận động không có nghĩa là bạn phải dành 1 tiếng hoặc 45 phút để ra sân vận động hoặc tập thể dục. Bạn chỉ cần tận dụng các cơ hội để vận động các cơ. Có thể là leo cầu thang thay vì đi thang máy, đi dạo với chú chó của bạn, chơi với trẻ, chơi bóng với bạn, cắt cỏ... Bất cứ động tác nào khiến tay chân bạn phải vận động đều có lợi cho sức khoẻ của bạn, thậm chí còn giúp bạn giảm stress.
2. Ăn ít chất béo:
Hạn chế ăn các loại đồ rán, thịt mỡ hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo. Nếu bạn thích ăn bơ, phomát, kem hoặc uống sữa thì hãy chọn những loại có ít chất béo.
3. Bỏ thuốc:
Hút thuốc rất có hại cho sức khoẻ. Vì vậy để có cơ thể khoẻ mạnh, hãy tránh xa thuốc lá.
4. Giảm căng thẳng:
Bạn có thể làm được điều này bằng cách mỗi ngày dành ra 30 phút để làm những việc mình thích như đi dạo trên bãi biển, đi dạo trong công viên, chơi với chú chó mà bạn yêu thích,đọc sách, nghe nhạc, xem phim.
Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp massage mặt, thậm chí là đi cắt tóc. Trong trường hợp tức giận, mất bình tĩnh, bạn hãy đếm từ 1 đến 10. Nếu có thể, hãy tránh xa những người mà bạn không thích.
5.Tránh ô nhiễm:
Tránh xa những căn phòng có khói thuốc, những khu vực giao thông đông đúc. Tránh tập thể dục gần những khu vực giao thông đông đúc. Bạn có thể tập thể dục trong nhà nếu chất lượng không khí tốt. Cách tốt nhất là trồng nhiều cây xanh trong vườn.
6. Thắt dây an toàn khi đi xe:
Các số liệu thống kê cho thấy thắt dây an toàn là 1 trong những cách kéo dài tuổi thọ và giúp bạn giảm các chấn thương khi xảy ra tai nạn giao thông.
7. Đánh răng:
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đánh răng có thể kéo dài tuổi thọ
8. Tránh quá chén:
Một, hai chén rượu mỗi ngày có thể giúp cơ thể chống được bệnh tim nhưng nếu uống quá chén thì lại rất có hại cho sức khoẻ. Có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gan, thận, thậm chí là ung thư.
9. Lạc quan:
Nếu bạn nhìn mọi việc với con mắt lạc quan, bạn sẽ có cuộc sống tốt và 1 cơ thể khỏe mạnh.
10. Bỏ qua ý nghĩ về gen di truyền:
Thông thường vấn đề về gen và sức khoẻ có mối liên quan đến nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp bố hoặc mẹ bạn mất sớm vì lý do sức khoẻ thì cũng đừn vội nghĩ rằng mình không thể tránh khỏi điều này. Hãy cứ làm theo những bí quyết trên. Bạn sẽ quyết định được số phận của mình.
NNH ST
CÁCH TÍNH TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ
1.Trọng lượng tiêu chuẩn và vấn đề béo phì
Hiện nay, vì có 2 quan niệm ngược nhau về thể hình, quan niệm thứ nhất cho rằng nên gầy một chút thì mới là cơ thể kiểu hình lý tưởng. Quan niệm này hiện đang được nhiều người chấp nhận, nhất là giới nữ ở những nước phát triển, mà điển hình là kiểu hình của “người mẫu thời trang”. Theo họ, nữ có thể hình càng gầy càng được cho là đẹp. Vì quan niệm này mà nhiều phụ nữ phải nhịn ăn để duy trì kiểu hình “gầy lý tưởng” của họ. Một quan niệm khác lại cho rằng béo là đẹp, nhất là béo ở trẻ em và phụ nữ, khi họ càng béo càng chứng tỏ khả năng kinh tế và thể hiện của sự “mạnh mẽ” về thể chất, những quan niệm này đang có ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi họ coi phụ nữ càng béo càng đẹp.
Tình hình thừa cân - béo phì đang ngày càng tăng lên ở mức báo động trên khắp thế giới, sự thừa cân tăng lên cùng với sự gia tăng về mức độ tăng trưởng kinh tế. Ở các nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp, khi kinh tế tăng trưởng lên thì tỷ lệ người béo phì tăng lên và suy dinh dưỡng giảm xuống. Ở giai đoạn đầu tỷ lệ béo tăng lên ở tầng lớp khá giả và sau đó sẽ tiếp tục tăng dần ở tầng lớp thu nhập thấp, ở thành thị tỷ lệ béo phì cao hơn ở nông thôn. Ở các nước đã phát triển, tỷ lệ béo phì tăng cao ở tầng lớp thu nhập thấp và ở nông thôn nhiều hơn thành thị. Ví dụ: nước Mỹ tỷ lệ thừa cân ở tầng lớp dưới cao gấp 7-12 lần so vói tầng lớp cao...
Đặc biệt là tình trạng béo phì trẻ em không ngừng gia tăng ở trên thế giới. Béo phì là yếu tố tạo nên nguy cơ của nhiều bệnh nan y ở người (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường tuýp II, thừa mỡ trong máu, sỏi mật...), nếu béo phì mà bị từ tuổi nhỏ thì nguy cơ càng nặng hơn. Béo phì có thể được coi là nguyên nhân đầu tiên của sự xuất hiện nhiều bệnh mạn tính không lây kéo theo sau nó. Hậu quả này đang được quan sát thấy ở các nước đã và đang phát triển trên thế giới.
Việc tính toán để biết và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, phòng ngừa nguy cơ gây béo phì là điều hết sức cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
2. Cách tính thể trọng tiêu chuẩn và mức độ béo phì.
2.1. Một số công thức tính thể trọng tiêu chuẩn ở người lớn
Thể trạng tiêu chuẩn ở người lớn được các nhà khoa học đưa ra nhiều công thức tính toán khác nhau, sau đây là một số công thức tính toán thông dụng hiện nay:
2.1.1. Công thức Bruck
Công thức này được người Nhật Bản sử dụng.
Cân nặng lý tưởng (kg) = ( Chiều cao (cm) - 100) x 0,9
2.1.2. Công thức Bongard
Cân nặng lý tưởng (kg) = (chiều cao(cm) x vòng ngực TB (cm) : 240)
2.1.3. Công thức Lorentz
Cân nặng lý tưởng (kg) = T – 100 – (T –150/ N)
Trong đó: T là chiều cao (cm), N = 4 với Nam và N = 2 với Nữ.
Có thể nhìn vào bảng để biết cân nặng lý tưởng của mình như sau:
Bảng1: Số cân nặng lý tưởng tương ứng với chiều cao
Bảng 1 chỉ áp dụng với người ở lứa tuổi 25-59 có bộ xương vừa phải. Với người có cỡ xương to thì cộng thêm 3-6 kg, với người có cỡ xương nhỏ thì giảm đi 3-6 kg.
2.1.4. Công thức do cơ quan bảo hiểm Mỹ đưa ra:
Cân nặng lý tưởng (kg) = 50 + 0,75 (chiều cao (cm) - 150)
2.1.5. Công thức Broca:
Cân nặng lý tưởng (kg) = Chiều cao (cm) – 100
2.1.6. Chỉ số Quetelet hay chỉ số khối lượng cơ thể:
Năm 1995 tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI: Body Mass Index) trước đây gọi là chỉ số Quetelet để nhận định về tình trạng dinh dưỡng cơ thể.
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg) : ((chiều cao (m) x chiều cao (m)).
Tháng 2 năm 2000, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của tổ chức Y tế thế giới (WPRO) và Hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI), Trung tâm Hợp tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây của tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI & WPRO, 2000) như sau:
Ngoài ra để xác định là béo phì thì cần đo thêm bề dày lớp mỡ dưới da ở cơ tam đầu cánh tay, dưới xương bả vai hay ở mạng sườn trên mào chậu.
Các ngưỡng về chỉ số BMI vẫn thích hợp với những người già đến 69 tuổi, còn từ 70 tuổi trở lên nếu BMI > 30 mà không có biểu hiện của các bệnh mạn tính đang tiến triển thì vẫn nên duy trì cân nặng ở mức độ đó, không cần điều chỉnh để giảm béo.
2.2. Cách tính thừa cân - béo phì ở trẻ em theo BMI
Thừa cân (overweight) là cân nặng vượt quá “cân nặng lý tưởng” hay cân nặng “nên có” so với chiều cao, béo phì (obese) là lượng mỡ được tích luỹ trong cơ thể không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Năm 1997 tổ chức Y tế thế giới đề nghị lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2SD) của các chỉ số Cân nặng/tuổi (W/A), Chiều cao/tuổi (H/A) và Cân nặng/chiều cao (W/H) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Ceter Health Stastic) để coi là suy dinh dưỡng (nhẹ cân) và chia ra các mức độ sau:
Từ - 2SD đến > - 3SD là suy dinh dưỡng độ I (vừa).
Từ - 3SD đến > -4SD là suy dinh dưỡng độ II (nặng).
Từ < -4 SD là suy dinh dưỡng độ III (rất nặng)
Với thừa cân – béo phì, trong các điều tra sàng lọc, giới hạn ngưỡng để coi là thừa cân khi số Cân nặng/chiều cao ≥ + 2SD. Để coi là béo phì thì cần đo thêm bề dày lớp mỡ dưới da ở các vùng như cơ tam đầu cánh tay, dưới xương bả vai.... Tuy vậy, trong các điều tra cộng đồng nhằm để tìm hiểu và dự báo tình trạng dinh dưỡng thì chỉ cần dùng chỉ tiêu cân nặng/chiều cao là đủ để đánh giá, vì khi cân nặng/ chiều cao ≥ + 2SD thì đa số các em đều là béo phì.
Đối với các em ở lứa tuổi thiếu niên (9-14 tuổi) khi mà chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) ≥ 85 percentin theo tuổi và giới là thừa cân. Nếu muốn xác định là béo phì thì cần đo thêm bề dày lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên khi đánh giá tình trạng thừa cân béo phì trong cộng đồng, có thể coi mốc BMI ≥ 85 percentin theo tuổi và giới là mốc bắt đầu có nguy cơ béo phì. Cách đánh giá dựa vào bảng 3 như sau:
BMI < 18,5: thiếu cân (suy dinh dưỡng)
BMI ≥ 85 percentin: Thừa cân (Nguy cơ béo phì).
BMI ≥ 90 percentin: Béo phì độ I (nhẹ).
BMI ≥ 95 percentin: Béo phì độ II (Vừa).
Bảng 3. Chỉ số BMI ở lứa tuổi 9-14 theo percentin
* Với các chỉ số W/A, H/A và W/H khi dùng để phân loại các trạng thái dinh dưỡng thì cần phải có
bảng “Kích thước nhân trắc tham khảo” của quần thể NCHS, trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi không giới thiệu ra ở đây.
2.3. Tính cân nặng tiêu chuẩn của trẻ em bằng các cách khác:
2.3.1. Với trẻ em từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi:
Cân nặng lý tưởng (kg) = Cân nặng sơ sinh (kg) + Số tháng tuổi x 0,6
Ví dụ: Một em khi mới sinh có cân nặng 3,0 kg, sau 3 tháng số cân cần có là: 3,0 kg + (3 x 0,6) = 3,0 x 1,8 = 5,4 kg. Sau 5 tháng số cân cần có là 9,0 kg.
2.3.2. Với trẻ từ 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi:
Cân nặng lý tưởng (kg) = Cân nặng sơ sinh (kg) + 3,6 + 0,5 x (Số tháng tuổi x 0,6)
Ví dụ: Một em khi mới sinh nặng 3,0kg sau 8 tháng tuổi số cân nặng cần có sẽ là: 3,0kg + 3,6 + 0,5 (8 x 0,6) = 6,6 + 2,4 = 9,0 kg.
2.3.3. Với trẻ từ 2 – 12 tuổi:
Cân nặng lý tưởng (kg) = 8 + (số năm tuổi x 2).
Ví dụ: Một em tròn 5 tuổi, số cân nặng cần có là:
8 + (5 x 2) = 18 (kg).
Để đánh giá mức độ béo phì ta dùng công thức tính % độ béo như sau:
Độ béo (%) = (Cân nặng thực tế - Cân nặng tiêu chuẩn): Cân nặng tiêu chuẩn x 100
Phân loại mức độ béo:
Bình thường: Cân nặng tiêu chuẩn ± 10% độ béo.
Thừa cân: Cân nặng tiêu chuẩn > 10% - 20% độ béo.
Béo phì độ I: Cân nặng tiêu chuẩn > 20% - 30% độ béo.
Béo phì độ II: Cân nặng tiêu chuẩn > 30% - 50% độ béo
Béo phì độ III: Cân nặng tiêu chuẩn > 50% độ béo.
3. Một vài điều lưu ý
Trên đây là một số cách tính toán để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá nhân, mỗi phương pháp đều có một ý nghĩa nhất định và đều có giá trị để nhận định tình trạng dinh dưỡng.
Một cá nhân muốn kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của mình có thể dùng một vài cách đánh giá như trên để so sánh và rút ra kết luận cho bản thân.
Trong nghiên cứu người ta thường dùng phương pháp so sánh độ lệch chuẩn dựa trên kích thước nhân trắc tham khảo NCHS đối với trẻ nhỏ từ sơ sinh tới 8 tuổi. Trẻ từ 9 tuổi trở lên sử dụng bảng BMI theo percentin theo tuổi và giới (bảng 3) để phân loại trạng thái dinh dưỡng. Ở người trưởng thành việc phân loại thường sử dụng chỉ số BMI (bảng 2).
Trong điều tra béo phì với các yếu tố nguy cơ, nhằm để xác đinh mối quan hệ giữa béo phì với các yếu tố do béo phì gây ra, người ta thường lấy BMI ở mốc từ ≥ 25 trở lên và kết hợp với đo bề dày lớp mỡ dưới da. Khi bề dày lớp mỡ dưới da ở những điểm đo được quy định ≥ 90 percentin cùng với BMI như trên được coi là béo phì ở người trưởng thành.
Cần lưu ý thêm tỷ số vòng bụng/ vòng mông khi vượt quá 0,9 ở Nam và 0,8 ở Nữ thì các nguy cơ
tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường đều tăng lên rõ rệt.
Th.S Nguyễn Điểm
Trường Đại học Quy Nhơn
CÁCH TÍNH NĂNG LƯỢNG CẦN THIẾT
Cách tính lượng năng lượng cần thiết của cơ thể
NUTRITION & ENERGY
Chỉ số này nói lên mức năng lượng cơ thể cần ở trạng thái tối thiểu.
Ở nam:
Độ tuổi 10 – 18 : RMR = ( trọng lượng (kg) x 17.5) +651
Độ tuổi 18 – 30 : RMR = ( trọng lượng (kg) x 15.3) +679
Độ tuổi 31 – 60 : RMR = ( trọng lượng (kg) x 11.6) +879
Ở nữ:
Độ tuổi 10 – 18 : RMR = (trọng lượng (kg) x 12.2) + 746
Độ tuổi 18 – 30 : RMR = (trọng lượng (kg) x 14.7) + 496
Độ tuổi 31 – 60 : RMR = (trọng lượng (kg) x 8.7) + 829
Ví dụ : hardcore nặng 74.2 kg >>Độ tuổi 18 – 30 : RMR = (trọng lượng (kg) x 14.7) + 496
Độ tuổi 31 – 60 : RMR = (trọng lượng (kg) x 8.7) + 829
RMR = (74.2 x 15.3) +679 = 1814.26 kcal.
Chỉ số RMR nói lên số năng lượng bị sử dụng trong 24 giờ khi nằm nghỉ hoàn toàn (nhưng không ngủ)
Nhân RMR với chỉ số dưới đây dựa theo mức hoạt động của bạn:
a) Người chủ yếu ngồi một chỗ hoặc đứng một chỗ.
RMR x1.4
b) Người có ít nhiều hoạt động ( đi lại thường xuyên…)
RMR x 1.7
c) Người rất tích cực hoạt động ( thường xuyên có các hoạt động cơ bắp trong ngày)
RMR x2.0
ví dụ: hardcore có ít nhiều hoạt động nên lượng tiêu thụ hàng ngày là :
RMR x 1.7 = 1,814.26 x 1.7 = 3084.3
NNH ST
DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
Dinh dưỡng và sức khỏe
Thực phẩm và năng lượng
Cơ thể hấp thụ thực phẩm để tạo ra năng lượng, có đơn vị đo cơ bản là calori (Cal). Một calori là năng lượng đủ để làm tăng nhiệt độ của 1 gram nước lên 10C. Vì đơn vị calori quá nhỏ, nên khi tính toán năng lượng người ta thường dùng kilocalorie (Kcal), tương đương với 1.000 calori. Mặc dù theo thói quen người ta vẫn gọi là calori, nhưng trong dinh dưỡng nên hiểu là được dùng để chỉ cho kilocalorie (Kcal).
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng một cái máy đo calori (gọi là calorimeter) để đo nhiệt lượng sinh ra khi thực phẩm được tiêu thụ. Nhiệt lượng này cũng giống như năng lượng được tạo ra trong cơ thể khi thực phẩm được chuyển hóa. Theo cách đo này, người ta biết được mỗi gram carbohydrat hoặc chất đạm cung cấp 4 calori, trong khi mỗi gram chất béo cung cấp đến 9 calori.
Một số loại thực phẩm như đường cát trắng chỉ cung cấp năng lượng mà không có hoặc có rất ít chất dinh dưỡng.
Khi đưa vào cơ thể, thực phẩm sẽ được tiêu hóa rồi chuyển hóa thành các chất mà cơ thể có thể dùng được. Thí dụ chất đạm phải được chuyển ra các acid amin, carbohydrat chuyển ra các đơn vị glucose, maltose... Thực phẩm không tiêu hóa được như chất xơ sẽ được loại ra trong phân, đồng thời cũng mang theo một số năng lượng.
Các sản phẩm phụ của chất dinh dưỡng như ure, creatinine, acid uric được nước tiểu thải ra cùng với một số năng lượng khác.
Năng lượng do sự chuyển hóa thực phẩm một phần sẽ giúp bảo trì cơ thể và phần lớn là cung cấp nhiên liệu cho các chức năng của cơ thể.
Cơ thể sẽ suy nhược nếu ăn ít quá, hoặc mắc phải một số bệnh nếu ăn nhiều quá mức nhu cầu.
Thiếu năng lượng đưa tới kém tăng trưởng từ lúc bé thơ cho tới tuổi dậy thì, thiếu sinh lực cho sức lao động, giảm khả năng miễn dịch. Người thiếu dinh dưỡng cũng dễ bị tai nạn do lạnh giá vì người gầy, lớp mỡ mỏng, dễ mất nhiệt hơn người béo mập.
Khi liên tục tiêu thụ nhiều năng lượng cũng tạo ra khó khăn cho cơ thể, nhất là khi bị chứng béo phì. Béo phì làm các bệnh tim mạch trầm trọng hơn, tỷ lệ tử vong ở bệnh thận cao hơn, dễ mắc các bệnh tiểu đường, sỏi túi mật, thống phong (gout), cao huyết áp, cao cholesterol trong máu, bệnh xương khớp, khó thở, dễ mệt, dễ bị trúng nhiệt...
Trẻ em dưới một tuổi cần mỗi ngày khoảng 115 calori cho mỗi kilogam cân nặng. Chẳng hạn, một em bé nặng 7 kg cần khoảng 800 calori mỗi ngày.
Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần từ 1200 đến 2400 calori.
Trung bình, với các hoạt động thông thường, mỗi ngày thanh thiếu niên đang độ tuổi tăng trưởng từ 11 – 22 tuổi, nam giới cần từ 2700 đến 3000 calori, nữ giới cần từ 2000 đến 2200 calori.
Phụ nữ có thai trong ba tháng đầu tiên mỗi ngày cần tăng thêm 150 calori, các tháng sau đó cần tăng thêm mỗi ngày 350 calori, và khi cho con bú thì cần thêm mỗi ngày khoảng 500 calori.
Khi cơ thể mắc bệnh hoặc bị thương tích cũng cần thêm năng lượng, chất dinh dưỡng để bồi bo, mau hồi phục. Những khi làm việc trong thời tiết lạnh, hoặc bị các bệnh kinh phong, tật nguyền phải chống nạng thì cơ thể cũng cần nhiều năng lượng hơn.
Bảng liệt kê số calori do một số thực phẩm cung cấp:
– 1 bát mì sợi gà (241g và 3g mỡ) 82 calori
– 1 bát thịt bò (240g, 14g mỡ) 83 calori
– 1 bát sữa chua (225g và 7g mỡ) 138 calori
– 1 ly sữa (240 mml và 8g mỡ) 150 calori
– 1/2 bát cà rem (68 g và 7 g mỡ) 135 calori
– 1 bánh hăm bơ gơ (90 g và 10 g mỡ) 274 calori
– 1 bát thịt bò hầm (245 g và 14 g mỡ) 303 calori
– 3/4 bát cơm (140g) 181 calori
– 1 củ khoai (120g) 120 calori
– 1/4 bát đậu phộng rang (40g) 232 calori
Các loại thực phẩm ít chất béo cung cấp ít calori hơn:
– 1 ly sữa không béo (240 ml) 86 calori
– 1 ly sữa ít béo (1% chất béo) (240 ml) 102 calori
– 1 bát sữa chua không béo (225g) 125 calori
– 85g cá hồi 157 calori
– 85g thịt gà hoặc gà tây 167 calori
– 85g tôm 84 calori
Nhu cầu năng lượng cụ thể
Cơ thể càng to lớn thì nhu cầu năng lượng càng cao; một người hoạt động nhiều chắc chắn cần nhiều thực phẩm hơn người ít hoạt động; khi ngủ nghỉ, nhu cầu năng lượng giảm; khi cơ thể run vì lạnh thì cần thêm năng lượng để khỏi lạnh cóng...
Tùy theo chiều cao và cân nặng, mỗi người cần một số năng lượng khác nhau trong ngày. Bảng dưới đây tính toán mức nhu cầu năng lượng trung bình. Nhu cầu này gia tăng khi cơ thể phải hoạt động nhiều, và giảm thấp hơn khi cơ thể ít hoạt động.
NỮ GIỚI
Chiều cao Sức nặng Số calori cần mỗi ngày
1,47m 41 – 54 kg 1380 – 1815
1,50m 43 – 56 kg 1425 – 1860
1,52m 47 – 58 kg 1470 – 1905
1,55m 46 – 59 kg 1515 – 1950
1,58m 47 – 61 kg 1560 – 2010
1,60m 48 – 62 kg 1565 – 2070
1,63m 50 – 65 kg 1650 – 2130
1,65m 52 – 66 kg 1710 – 2190
1,68m 54 – 68 kg 1770 – 2250
NAM GIỚI
Chiều cao Sức nặng Số calori cần mỗi ngày
1,55m 47 – 61 kg 1575 – 2010
1,58m 49 – 62 kg 1620 – 2055
1,60m 50 – 64 kg 1665 – 2115
1,63m 52 – 66 kg 1710 – 2175
1,65m 53 – 68 kg 1755 – 2235
1,68m 55 – 70 kg 1815 – 2310
1,70m 57 – 72 kg 1875 – 2385
1,73m 59 – 74 kg 1935 – 2445
1,75m 60 – 76 kg 1995 – 2505
Với bảng kê số lượng calori do các loại thực phẩm cung cấp và số lượng calori cần thiết hằng ngày, ta có thể tính toán để điều chỉnh nhu cầu thực phẩm. Mục đích là để cung cấp cho cơ thể số năng lượng đầy đủ và hoạch định những hoạt động để tiêu thụ bớt số calori thặng dư do ăn quá số thực phẩm cần thiết. Số năng lượng do thức ăn cung cấp nếu không được tiêu thụ hết sẽ tồn đọng trong cơ thể và trở thành nguy cơ của nhiều căn bệnh.
Gần đây, các nhà khoa học khi thí nghiệm với những con vật như khỉ, chuột... đã nhận thấy rằng nếu hạn chế số lượng calori do thực phẩm cung cấp thì những con vật này có thể sống lâu hơn. Điều này có thể đúng với con người hay không? Vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng sự hạn chế số lượng calori đưa vào cơ thể sẽ giúp bảo vệ các chất đạm, chất lipid các gen DNA chống trả lại sự bức xạ của các gốc tự do, làm chậm tiến trình lão hoá. Như vậy thì câu nói “ăn ít sống lâu” cũng có thể là rất đúng.
NNHST
Một Số Thói Quen Có Hại...
Thông thường mọi người vẫn cho rằng cách sinh hoạt khoa học là ăn cơm xong thì uống nước chè, ăn no tắm mát,... Thực ra, những thói quen như vậy có đúng không?
Uống nước chè đặc
Trong lá chè có một số chất mà nếu bạn uống chè ngay sau khi ăn sẽ gây kết tủa làm cho dạ dày khó tiêu hoá protein và sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ. Ngoài ra, chè còn cản trở việc hấp thụ chất sắt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu chất sắt. Do vậy, sau bữa ăn ít nhất cách 2-3 tiếng bạn mới nên uống nước chè.
Uống nước chè đặc là thói quen không tốt.
“Ăn no tắm mát”
Theo quan niệm: “ăn no tắm mát”. Tuy nhiên, đây là một thói quen không đúng, vì tắm là một hoạt động thư giãn và tiêu thụ calo nên khi vừa ăn cơm xong mà tắm ngay sẽ khiến co bóp dạ dày chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, mạch máu to ra, tăng thêm lượng máu lưu thông. Sau khi ăn từ 1 - 2 giờ, bạn hãy nên tắm thì sẽ giúp tăng nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp thức ăn nhanh chóng hấp thụ và có thể đẩy nhanh tiêu hoá.
Đi ngủ ngay
Sau khi ăn no xong cũng không nên đi ngủ ngay đặc biệt với những người cao tuổi. Lý do là ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Cách tốt nhất là nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để giúp dạ dày nhào trộn tiêu hoá thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ dàng sau đó mới nên lên giường đi ngủ. Cũng không nên đi ngủ ngay sau khi ăn no. Điều này sẽ khiến vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Không nên ăn quá no bởi bình thường, hệ tiêu hoá của con người, mỗi ngày phải tiết ra một lượng dịch tiêu hoá nhất định. Nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài. Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá.
Năng Lượng (1)
Năng lượng/ Thành phần dinh dưỡng
Trứng gà
* Lòng đỏ: 13,6% protein, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.
* Lòng trắng: đa số là nước, 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng.
* Chất đạm là nguồn cung cấp axit amin cho sự phát triển cả về cân nặng lẫn chiều cao.
* 100g trứng gà có 600mg cholesterol. Tuy nhiên, trong trứng còn chứa lecithin, chất béo có tác dụng điều hoà cholestorol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Đậu nành
* Chứa khoảng 35% protein, 8% nước, 4% chất vô cơ, 15% glucide, 2% chất béo, vitamin B1, B2, E…
* Đặc biệt, trong đậu nành còn chứa chất genistein và daidzein, có tác dụng như hormone sinh dục nữ.
* Ngăn ngừa các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ: ung thư vú, nội mạc tử cung hoặc ung thư tuyền tiền liệt ở nam giới…
* Làm tăng nữ tính và bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh: tim mạch, ung thư…
Chuối
* Gồm nhiều chất bột, đạm, xơ, vitamin và khoáng chất.
* 100g thịt chuối có 396mg kali và 10 loại axit amin thiết yếu của cơ thể
* Chuối chín làm hạ huyết áp. Ăn 2 quả/ ngày trong 1 tuần sẽ giảm được 10% chỉ số huyết áp.
* Điều hoà hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
* Chuối chín chữa táo bón, ngừa ung thư ruột già
* Chuối xanh trị loét dạ dày, tá tràng…
Thịt bò
* 2 lát thịt bò (khoảng 120g) chứa khoảng 3,6mg sắt
* Ngoài ra, loại thịt này còn rất giàu axit amin, kali và vitamin B6, kẽm, magie và các axit gốc ni-tơ cũng có nhiều trong thịt bò
* Giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ, người già, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
* Bổ sung năng lượng cho hẹ cơ, tăng sức dẻo dai của cơ thể và phòng chống bệnh tật.
NNH ST
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
ĂN HOA QUẢ ĐÚNG CÁCH
1. Không ăn cam khi đói bụng
Cam là quả có tính lạnh vì thế không nên ăn trước khi ăn cơm hoặc khi bụng đói, sẽ không có lợi cho dạ dày. Trước và sau 1 tiếng ăn cam thì không nên uống sữa để tránh bị khó tiêu hóa.
Chú ý những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều loại quả này
2. Ăn quýt nhiều có thể bị vàng da
Do có tính ôn nên nếu ăn nhiều quýt, bạn sẽ rất dễ bị viêm lợi, viêm họng. Ăn nhiều có thể bị vàng da, toàn thân mệt mỏi. Quýt không thích hợp để ăn cùng với củ cải và sữa. Những người mắc bệnh đường ruột cũng không được ăn loại quả này
3. Ăn nhiều chuối có thể rối loạn dạ dày
Là loại quả có tính hàn nên nếu ăn nhiều chuối sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày – đường ruột. Chuối có tác dụng giảm béo, nhưng nếu bạn có thể vấn đề về dạ dày thì tuyệt đối không nên ăn.
4. Không nên ăn táo trước bữa ăn
Tránh ảnh hưởng đến sự tiêu hóa bình thường của thức ăn, nếu ăn quá nhiều loại quả này cũng không có lợi cho việc bảo vệ sức khoẻ của tim, thận. Ngoài ra, những người có thể chất yếu nên ăn nhiều táo, còn những người bị viêm thận thì không nên ăn táo nhiều.
5. Không ăn lê vào mùa đông
Lê có tính hàn, vì vậy không nên ăn nhiều vào mùa đông. Nếu ăn quá nhiều sẽ bị lạnh bụng gây chướng ngại cho dạ dày, ảnh hưởng tiêu hoá, dễ mắc các
bệnh về dạ dày, đường ruột. Ai có cơ địa yếu, dạ dày yếu, thiếu máu thì không nên ăn nhiều lê.
6. Ăn mía biến chất có thể bị hôn mê
Ăn quá nhiều mía sẽ không tốt cho não và ăn trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho răng. Đặc biệt là không được ăn mía đã biến chất, hư hỏng vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, trúng độc, gây ra nôn mửa, hôn mê… ảnh hưởng tới thần kinh thị giác hoặc thần kinh trung ương; mắc các bệnh khó trị như bại liệt, mù mắt.
7. Không ăn hồng cùng với cua
Vừa có nhiều tác dụng tốt lại ngon và dễ ăn nên vào mùa này hồng khá được ưa chuộng. Tuy nhiên, hồng và cua đều là thực phẩm thuộc tính hàn, vì vậy không thích hợp ăn cùng với nhau. Bụng đói ăn hồng dễ mắc bệnh dạ dày. Hồng thích hợp với ăn sau bữa cơm. Nên ăn vừa phải và không nên ăn cả vỏ Ai mắc bệnh tiêu hóa cũng không nên ăn hồng.
Theo An Ninh Thủ Đô
Cách Ăn Hoa Quả
**Ăn hoa quả cũng chỉ nên vừa phải, ăn nhiều không những không hấp thu hết mà còn có hại cho sức khoẻ.
Không được ăn nhiều mận
Mận là loại có nhiều chất chua (axit) nó có khả năng phân giải Ca - P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
Đồng thời, vị chua quá nhiều sẽ không lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, chất chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
Ăn nhiều quýt hại dạ dày
Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia nước ta, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì nhu cầu vitamin C cần cho mỗi người trong ngày 3 quả quít là đủ. Nếu ăn nhiều có hại cho vòm miệng và răng.
Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.
Dưa hấu gây lạnh
Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều thường xuyên thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.
Hồng dễ gây tắc tiêu hóa
Hồng có nhiều tamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Nhất là không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, do các vị toan đã bị thức ăn dùng hết nên ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.
Chuối tiêu ức chế mạch máu
Trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Cancium gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, không nên ăn chuối tiêu khi đói bụng.
7 kiêng kỵ không được ăn táo tàu
Táo (táo tàu) có nhiều chất dinh dưỡng và còn là một loại dược liệu tốt dùng trong đông y nhưng nếu ăn nhiều hoặc sử dụng không đúng nó sẽ trở nên có hại.
Tổng kết trên lâm sàng đã rút ra 7 điều kỵ không được ăn là: Bụng đầy no, bệnh cam của trẻ con, bệnh ngứa lở mụn nhọt, người đau răng, sâu răng, bệnh hoàng đản, bệnh táo bón.
Người bị bệnh động mạch vành không được ăn nhiều hoa quả
Như đã nói, ăn hoa quả với lượng vừa phải sẽ bồi bổ cho cơ thể như các loại axit hữu cơ, muối vô cơ, các loại sinh tố và chất xơ xenlulo... Nhưng ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp và những người bệnh tim mạch thì càng làm tăng nặng bệnh.
Vì ngoài các chất dinh dưỡng trong hoa quả, còn có các loại đường: đường quả, đường glucosa, đường mía... Nếu ăn nhiều, các chất đó tăng lên sẽ gây nhiều mỡ trong máu và béo, không có lợi cho người bệnh.
NNH ST
12 Loại Thực Phẩm KHÔNG TỐT Cho Sức Khỏe
Kẹo cao su
Thành phần cao su tự nhiên có trong kẹo sao su là vô hại, tuy nhiên để tạo nên kẹo cao su người ta sử dụng chất cao su cao cấp có chứa một lượng độc tố gia tốc lưu hóa nhất định chống ôxy hóa và các chất phụ gia khác, nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Nước cam tươi thêm đường
Nước cam tươi cho thêm đường chứa lượng calo và thành phần đường cao hơn soda. Do đó tốt nhất nên ăn hoa quả tươi.
Trứng thối
Trong trứng thối có chứa lượng chì nhất định, nếu ăn thường xuyên cỏ thể dễ bị ngộ độc. Khi bị nhiễm độc chì có biểu hiện như mất ngủ, thiếu máu, hiếu động, suy sụp tinh thần…
Đậu phụ thối
Trong quá trình lên men, đậu phụ thối dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, đồng thời chứa lượng lớn nito, sulfua, hydro…phân hủy chất đạm, gây hại cho cơ thể.
Mỳ chính
Mỗi ngày mỗi người không nên dùng quá 6g mỳ chính, nếu ăn quá nhiều khiến độ ngọt trong máu tăng lên hạn chế sự hấp thụ canxi và magie của cơ thể, gây ra đau đầu, hồi hộp và các triệu chứng khác, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến hệ thống sinh sản của cơ thể.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa các axit béo không no, ăn nhiều sẽ tiêu tốn lượng lớn choline, gây trở ngại cho sự chuyển hóa mỡ trong cơ thể, và gia tăng lượng chất béo tích tụ trong gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tế bào gan.
Gan lợn
1kg gan lợn chứa 400mg cholesterol, hấp thụ lượng cholesterol quá nhiều sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch do đó một lúc không nên ăn quá nhiều gan lợn.
Món muối xổi
Nếu ăn đồ muối xổi trong một thời gian dài khiến natri và nước bị giữ lại trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, đồ muối xổi có chứa amin nitrit là chất gây ung thư, nếu ăn trong một thời gian dài sẽ dễ gây ung thư.
Bắp rang bơ
Trong bắp rang bơ có chứa 1 lượng chì nhất là chất có hại hệ thống tạo máu, thần kinh và hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là trẻ em.
Cá khô
Nhai cá khô sau thời gian quá dài gây lãng phí nước miếng, nếu nuốt lượng lớn nước bọt khiến dịch vị bị loãng, giảm chức năng tiêu hóa.
Quẩy
Phèn trong quẩy có chứa nhôm vô cơ, nếu ăn quẩy hằng ngày, nhôm sẽ khó bài tiết khỏi thận, nếu cơ thể tích lũy quá nhiều nhôm sẽ ảnh hưởng đến não và tế bào thần kinh thậm chí gây ra bệnh Alzheimer.
Cà phê
Trong cà phê có chứa lượng lớn cafein, 5 phút sau khi uống chất này theo máu sẽ đi đến tất cả các cơ quan của cơ thể, làm co mạch, huyết áp tăng nhanh và lượng axit trong nước tiểu nhiều hơn.
Đậu phụ thối
Trong quá trình lên men, đậu phụ thối dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, đồng thời chứa lượng lớn nito, sulfua, hydro…phân hủy chất đạm, gây hại cho cơ thể.
Mỳ chính
Mỗi ngày mỗi người không nên dùng quá 6g mỳ chính, nếu ăn quá nhiều khiến độ ngọt trong máu tăng lên hạn chế sự hấp thụ canxi và magie của cơ thể, gây ra đau đầu, hồi hộp và các triệu chứng khác, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến hệ thống sinh sản của cơ thể.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa các axit béo không no, ăn nhiều sẽ tiêu tốn lượng lớn choline, gây trở ngại cho sự chuyển hóa mỡ trong cơ thể, và gia tăng lượng chất béo tích tụ trong gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tế bào gan.
Gan lợn
1kg gan lợn chứa 400mg cholesterol, hấp thụ lượng cholesterol quá nhiều sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch do đó một lúc không nên ăn quá nhiều gan lợn.
Món muối xổi
Nếu ăn đồ muối xổi trong một thời gian dài khiến natri và nước bị giữ lại trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, đồ muối xổi có chứa amin nitrit là chất gây ung thư, nếu ăn trong một thời gian dài sẽ dễ gây ung thư.
Bắp rang bơ
Trong bắp rang bơ có chứa 1 lượng chì nhất là chất có hại hệ thống tạo máu, thần kinh và hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là trẻ em.
Cá khô
Nhai cá khô sau thời gian quá dài gây lãng phí nước miếng, nếu nuốt lượng lớn nước bọt khiến dịch vị bị loãng, giảm chức năng tiêu hóa.
Quẩy
Phèn trong quẩy có chứa nhôm vô cơ, nếu ăn quẩy hằng ngày, nhôm sẽ khó bài tiết khỏi thận, nếu cơ thể tích lũy quá nhiều nhôm sẽ ảnh hưởng đến não và tế bào thần kinh thậm chí gây ra bệnh Alzheimer.
Cà phê
Trong cà phê có chứa lượng lớn cafein, 5 phút sau khi uống chất này theo máu sẽ đi đến tất cả các cơ quan của cơ thể, làm co mạch, huyết áp tăng nhanh và lượng axit trong nước tiểu nhiều hơn.
NNH ST
100 Loại thực phẩm có lợi cho SỨC KHỎE
Trong 100 loại thực phẩm được liệt kê dưới đây, có những loại thực phẩm không được bày bán rộng rãi ở Việt Nam, nhưng chúng lại được các nhà dinh dưỡng thế giới đánh giá cao.
Không chỉ bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhiều khi chúng còn là những vị thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh.
Bạn có thể gọi những thực phẩm dưới đây là thức ăn hay thuốc đều được. Trong quá trình nghiên cứu thực phẩm của người xưa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có những loại thực phẩm thực sự tốt cho cơ thể.
Chỉ cần nạp vào cơ thể một lượng thực phẩm nhất định, hợp lý, chúng sẽ phát huy tác dụng giữ cho cơ thể bạn cân đối và tràn đầy sức sống. Các nhà dinh dưỡng đã kiểm nghiệm với chế độ ăn kiêng của những siêu sao thế giới như J.O hay Drew Barrymore...
Họ cũng theo những thực đơn ăn kiêng, kết hợp các loại thực phẩm dưới đây. Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra một tỉ lệ: 30% chất béo, 15% protein và 55% carbonhydrate sẽ giúp bạn có một thân hình lý tưởng, sức khỏe như ý. Hãy thử xem.
Đây chính là 100 thực phẩm tốt nhất cho cơ thể bạn. Danh sách được chia thành: hoa quả, rau xanh, thịt cá, các chất phụ gia...Hoa quả
Thực tế, hoa quả không có chất béo nên bạn không cần "đề phòng" quá nhiều khi ăn kiêng. Thêm vào đó, hoa quả cung cấp đủ vitamin và khoáng chất bạn cần cho cơ thể.
Chúng giữ cho sự trao đổi chất trong cơ thể được vận hành liên tục và năng lượng của cơ thể luôn ở mức cao. Ví dụ như quả táo đỏ rất giàu protein, mỡ béo, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin khác. Trong 100g táo đỏ tươi nguyên chất chứa khoảng 380-600mg vitamin C...
Hay như loại táo của các nước châu Âu, theo nghiên cứu có khả năng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, viêm dạ dày mãn tính, buồn nôn, nhiều đờm, hen, viêm khí quản...
21 loại hoa quả luôn tốt cho bạn gồm:
1. Táo
2. Lê
3. Cam
4. Chanh
5. Chanh vàng
6. Quả việt quất
7. Quả nam việt quất
8. Quả mâm xôi
9. Dâu tây
10. Quả mơ
11. Quả sơ ri
12. Nho
13. Kiwi
14. Quả bưởi
15. Chuối
16. Quả dưa
17. Dứa
18. Chà là
19. Nho khô
20. Mận khô
21. Quả sung, quả vải
Các loại ngũ cốc
Các loại hạt không có khả năng sinh cholesteron đồng thời giúp tiêu hóa bớt chất béo tích trữ trong cơ thể 22. Hạt hạnh
23. Hạt điều
24. Hạt phỉ
25. Hạt óc chó
26. Hạt dẻ
27. Hạt lạc
28. Hạt bí
29. Hạt vừng
30. Đậu tương
31. Hạt hướng dương
32. Đậu lăng
33. Đậu
34. Lúa mạch
35. Đậu nành
36. Ngô
37. Lúa mì
38. Mì sợi
39. Bánh mì
40. Yến mạch
Các loại rau xanh
Trong thực đơn ăn kiêng thường đưa ra các loại rau xanh vào danh sách năng lượng bổ sung. Thực tế, rau xanh có những khoáng chất và vitamin mà các loại thịt không có. Hãy thử điểm tên các loại rau có lợi nhiều nhất cho sức khỏe.
1. Nấm
42. Măng tây
43. Cải xoong
44. Quả lê
45. Hạt tiêu
46. Cà chua
47. Bí ngô
48. Cà rốt
49. Khoai tây
50. Cải Thụy Điển
51. Củ cải trắng
52. Củ cải vàng
53. Artiso
54. Củ cải đỏ
55. Hành
56. Tỏi tây
57. Rau chân vịt
58. Cần tây
59. Hoa lơ
Các loại protein
Đó là các loại thịt cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể hoạt động. Trong thực đơn mới đây nhất của Atkin, thịt cá cũng được đưa vào. Chỉ cần với số lượng vừa đủ, bạn không lo mình quá thừa năng lượng.
60. Thịt bò
61. Thịt cừu
62. Gan
63. Thịt gà
64. Cá trích
65. Cá thu
66. Cá hồi
67. Cá mòi
68. Cá tuyết
69. Chim bồ câu
70. Cá bơn
71. Trai
72. Sò
73. Tôm
74. Cua
75. Tôm hùm
76. Trứng
77. Sữa chua
78. Bơ
79. Phomát
80. Sữa
Các loại gia vị và đồ uống
Các loại gia vị và đồ uống từ xưa tới giờ vẫn được ưa chuộng trên thế giới. Tuy một vài nghiên cứu trên thế giới có khẳng định các loại gia vị này sẽ gây ra một số khó chịu đối với dạ dày nhưng nó cũng có những mặt tốt của mình.
81. Mật ong
82. Lá húng quế
83. Lá bạc hà
84. Ớt
85. Oregano
86. Lá thơm
87. Cây thì là
88. Lá ngải dấm
89. Gừng
90. Rau mùi
91. Tỏi
92. Nhục đậu khấu
93. Quế
94. Lá mùi tây
95. Dầu oliu
96. Socola nguyên chất
97. Lá hương thảo
98. Rượu vang đỏ
99. Trà
100. Cà phê
NNH ST
8 BÍ KÍP BẢO VỆ TIM MẠCH
Bệnh tim là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của sức khoẻ chúng ta. Vậy hàng ngày chúng ta nên bảo vệ tim như thế nào? 8 thói quen sau đây sẽ giúp bạn.
1. Giảm béo
Những người béo phì có tỉ lệ mắc bệnh tim cao hơn những người có thể trọng bình thường, đặc biệt là những người có thân hình “quả táo” (béo ở phần eo lưng) càng nguy hiểm. Vì vậy, chỉ cần bạn giảm 3 - 5kg thì tình trạng tim sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Vận động nhiều
Mỗi ngày kiên trì tập luyện khoảng 20 phút thì có thể làm cho tỉ lệ mắc bệnh tim giảm xuống 30%. Hàng ngày cũng có thể luyện khí công, tập thái cực quyền, tập Yoga để dưỡng tim giữ gìn sức khoẻ. Đi bộ nhanh cũng có tác dụng rất tốt.
3. Ít ăn lòng đỏ trứng
Một cái lòng đỏ trứng có khoảng 200mg cholesterol, vì vậy không phải ăn càng nhiều trứng càng tốt.
4. Bỏ thuốc lá
Những người hút thuốc có tỉ lệ mắc bệnh tim cao gấp 2 lần so với những người không hút. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, sau 2 -3 năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ hạ thấp xuống ngang bằng với người không hút thuốc.
5. Chú ý ẩm thực
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên chú ý ăn những thực phẩm có ít chất béo như thịt nạc, cá, các chế phẩm từ đậu và rau xanh.
6. Hạn chế uống rượu
Có thể uống rượu nhưng không nên uống quá nhiều, bởi vì nó sẽ là nguyên nhân sau xa gây ra bệnh tim sau này.
7. Kiểm tra đường huyết
Người bị bệnh tiểu đường có tỉ lệ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với người thường, vì vậy bạn hãy chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ, sớm phát hiện ra “bệnh tiểu đường”, sớm trị liệu.
8. Kiểm soát tâm trạng.
Tính khí nóng giận, không giữ được bình tĩnh, gặp phải việc không ngờ, không khống chế được bản thân cũng dễ gây ra mắc bệnh tim. Vì vậy, bạn cần có một thái độ lạc quan trong cuộc sống, luôn giữ tâm trạng vui vẻ và tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần là biện pháp rất tốt để bảo vệ tim.
NNH ST
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012
8 Thực Phẩm Làm Tiêu MỠ
Cuộc sống đầy đủ và một chế độ dinh dưỡng dư thừa khiến lượng mỡ trong cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng “báo động”. Để giảm bớt cholesterol trong máu, nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch và béo phì, hãy bổ sung 8 loại thực phẩm sau đây:
1. Yến mạch
Sỡ dĩ yến mạch có tác dụng giảm lượng cholesterol và lượng mỡ dư thừa trong máu là vì yến mạch giúp làm giảm cholesterol LDL (cholesterol được xem là có hại cho tim mạch ) song không ảnh hưởng đến các cholesterol tốt HDL.
Dùng yến mạch mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đau tim, tiểu đường và béo phì.
Khi ăn uống quá chén hoặc bị táo bón, cháo yến mạch là giải phát tối ưu giúp bạn vượt qua cảm giác khó chịu
2. Hành tây
Hành tây không chỉ là loại gia vị thơm ngon mà còn là một loại rau giàu kali, selen và vitamin C nên có tác dụng rất tốt trong việc “tiêu hóa” mỡ.
Các nước phương tây có thói quen ăn uống nhiều đạm và dầu mỡ nên người ta thường dùng ăn kèm hành tây với những món chiên, rán... Điều này vừa tạo được sự ngon miệng, lại vừa giúp cân bằng các chất dinh dưỡng.
3. Ngô
Ngô rất giàu canxi, sắt, magie, selen cũng như các vitamin A, B1, B2, B6, E. Do thành phần dinh dưỡng phong phú, nên ngoài công dụng bổ sung nguồn năng lượng, làm đẹp, ngô còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Bạn nên bổ sung ngô vào khẩu phần ăn của gia đình mình. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu trong các món xào, nấu, chè ngô, hay nước luộc ngô cũng là một trong những loại nước giải khát hữu hiệu.
4. Củ từ
Cử từ hay còn được gọi là khoai bướu có chứa đến 70% nước, 14% protit, 0,1% lipit còn lại là các chất khoáng khác.
Nhiệt lượng của củ từ không cao, lại có tính mát giúp thanh độc, giải nhiệt nên củ từ thường là “bảo bối hữu hiệu” của những ai muốn giảm béo.
Ngoài công dụng trên, củ từ đun lấy nước uống còn có thể chữa các bệnh về thận.
Ở Ấn độ, người ta còn dùng bã củ từ để đắp các vết sưng tấy cũng rất hiệu quả.
5. Rong biển
Rong biển được biết đến với rất nhiều tính năng như giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, làm sạch ruột, chống lão hóa vv...
Do lượng calo thấp nhưng lại rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết nên rong biển còn được coi là một trong những “thực phẩm chức năng” .
Có rất nhiều cách thưởng thức rong biển, trong đó phổ biến nhất vẫn là món canh rong biển thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của người châu Á.
6. Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) có tính bình, vị ngọt mát, là món ăn dinh dưỡng thanh bổ.
Theo đông y, mộc nhĩ trắng có tính năng hồi phục thể lực, thích hợp cho những người vừa mới ốm dậy, suy nhược thần kinh, hay mắc các bệnh về đường hô hấp.
Còn theo y học hiện đại, ngân nhĩ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao năng lực tạo máu cho tủy xương, thúc đẩy quá trình tổng hợp protit trong gan và giảm cholesterol trong máu.
Ngày nay, ngân nhĩ thường được dùng chế biến các món xào, nấu chè hoặc phơi khô làm thuốc.
7. Rau cần
Thành phần dinh dưỡng của rau cần bao gồm vitamin P, C, abumin, đường vv....
Với tính năng cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải độc trong hệ tiêu hóa. Vì thế các chất đạm, chất béo trong cơ thể cũng theo đó bị đào thải.
Ngoài ra hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.
Có một điều cần lưu ý là vitamin C tập trung rất nhiều ở phần lá của cây, vì thế trong khi ăn, không nên ngắt bỏ quá nhiều lá.
8. Táo
Táo có tác dụng tiêu hao dầu mỡ, giảm béo.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn mỗi ngày nên ăn từ 1 - 2 quả táo, sẽ có tác dụng giảm béo và chất mỡ dư thừa trong cơ thể. Lượng magiê và kali trong táo còn giúp điều chỉnh áp suất máu và giữ cho nhịp tim luôn ở mức ổn định.
NNH ST
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)