BỘ SƯU TẬP

KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỌC VÀ KHÔNG THỂ KHÔNG THỰC HIỆN


NGUYỄN NHƯ HẢI
ĐT: 0977 177 837
Email: haitcns@gmail.com

* TÀI SẢN LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỨC KHỎE VÀ TRÍ TUỆ

* HÃY ĐỂ THỨC ĂN THÀNH THUỐC & THUỐC THÀNH THỨC ĂN


* VẬN ĐỘNG: Có thể thay thế được bất cứ loại thuốc nào.
Nhưng...
BẤT KỲ LOẠI THUỐC NÀO: Cũng không thể thay thế được sự vận động.


... Rất nhiều người CHẾT không phải do Số mệnh hay Bệnh tật, mà chết chì sự Thiếu Hiểu Biết về giữ gìn Sức Khỏe.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

ĂN HOA QUẢ ĐÚNG CÁCH


1. Không ăn cam khi đói bụng

Cam là quả có tính lạnh vì thế không nên ăn trước khi ăn cơm hoặc khi bụng đói, sẽ không có lợi cho dạ dày. Trước và sau 1 tiếng ăn cam thì không nên uống sữa để tránh bị khó tiêu hóa.

Chú ý những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều loại quả này

2. Ăn quýt nhiều có thể bị vàng da


Do có tính ôn nên nếu ăn nhiều quýt, bạn sẽ rất dễ bị viêm lợi, viêm họng. Ăn nhiều có thể bị vàng da, toàn thân mệt mỏi. Quýt không thích hợp để ăn cùng với củ cải và sữa. Những người mắc bệnh đường ruột cũng không được ăn loại quả này

3. Ăn nhiều chuối có thể rối loạn dạ dày

Là loại quả có tính hàn nên nếu ăn nhiều chuối sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày – đường ruột. Chuối có tác dụng giảm béo, nhưng nếu bạn có thể vấn đề về dạ dày thì tuyệt đối không nên ăn.

4. Không nên ăn táo trước bữa ăn

Tránh ảnh hưởng đến sự tiêu hóa bình thường của thức ăn, nếu ăn quá nhiều loại quả này cũng không có lợi cho việc bảo vệ sức khoẻ của tim, thận. Ngoài ra, những người có thể chất yếu nên ăn nhiều táo, còn những người bị viêm thận thì không nên ăn táo nhiều.

5. Không ăn lê vào mùa đông

Lê có tính hàn, vì vậy không nên ăn nhiều vào mùa đông. Nếu ăn quá nhiều sẽ bị lạnh bụng gây chướng ngại cho dạ dày, ảnh hưởng tiêu hoá, dễ mắc các

bệnh về dạ dày, đường ruột. Ai có cơ địa yếu, dạ dày yếu, thiếu máu thì không nên ăn nhiều lê.

6. Ăn mía biến chất có thể bị hôn mê


Ăn quá nhiều mía sẽ không tốt cho não và ăn trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho răng. Đặc biệt là không được ăn mía đã biến chất, hư hỏng vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, trúng độc, gây ra nôn mửa, hôn mê… ảnh hưởng tới thần kinh thị giác hoặc thần kinh trung ương; mắc các bệnh khó trị như bại liệt, mù mắt.

7. Không ăn hồng cùng với cua


Vừa có nhiều tác dụng tốt lại ngon và dễ ăn nên vào mùa này hồng khá được ưa chuộng. Tuy nhiên, hồng và cua đều là thực phẩm thuộc tính hàn, vì vậy không thích hợp ăn cùng với nhau. Bụng đói ăn hồng dễ mắc bệnh dạ dày. Hồng thích hợp với ăn sau bữa cơm. Nên ăn vừa phải và không nên ăn cả vỏ Ai mắc bệnh tiêu hóa cũng không nên ăn hồng.
Theo An Ninh Thủ Đô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét